PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI CỦA NGƯỜI NHẬT- 日本のお正月、どんなことをするの?

Trang chủ»Tin tức Nhật Việt»Học Tiếng Nhật»PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI CỦA NGƯỜI NHẬT- 日本のお正月、どんなことをするの?

PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI CỦA NGƯỜI NHẬT- 日本のお正月、どんなことをするの?

PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI CỦA NGƯỜI NHẬT- 日本のお正月、どんなことをするの?

日本は1月1日にお正月を迎える。国の文化が色濃く表れるお正月、日本にも古くから受け継がれてきた独特の風習がたくさんある。行うこと、食べるもの、ひとつひとつに込められた意味は、深くて面白い。ベトナムと同じなのは、家族と過ごすことを大切にしているところ。家族そろってお正月を迎えられたことを感謝しながら、また一年健康で幸せに過ごせますようにと願う。2015年、みなさんも素敵なお正月を過ごせますように。

〜31/12 Omisoka

12月はお正月の準備でどの家も慌ただしくなる。お正月の買い物で、市場や商店街はにぎわい、家では大掃除、おせち料理の準備、正月飾りの飾り付けなどを家族みんなで行う。

大そうじ

正月の神様を迎えるために、家中をきれいにする。今では31日が近づいてから行う家が多いが、昔は「煤払い」と呼び、正月を迎える準備を始める日とされる12月13日に行っていた。今でも、神社やお寺では13日にSusuharaiの神聖な行事が行われている。

正月飾り

飾りは大そうじの後、28日か30日に飾るのがよい。29日は日本語では「二重の苦しみ」という意味があり、正月の前日である31日に飾るのは神様に失礼なので避ける。

 

門松: 神様の目印となるよう、玄関に飾る。松や竹など、日本で縁起がいい植物が使われている。

しめ飾り: 玄関の扉や神棚に飾る。家が神聖であることを示し、魔除けの役割もある。

鏡餅: お迎えした神様が宿る場所。家の中で一番格式が高い、床の間や居間にいちばん大きなものを飾り、ほかの部屋にも小さいものを飾る。

年賀状

12月は年賀状の準備にもおわれる。干支のイラストや家族の写真に、挨拶文を添えた年賀はがきを、親しい人やお世話になった人へ郵送する。最近はメールやSNSで送ることが増え、はがきでの年賀状の数はぐっと少なくなったが、手書きの年賀状は温かみがあり、喜ばれる。過去一年以内に近親者が亡くなった場合は喪中と呼び、年賀状を出すのももらうのも控えるのがマナー。

年越しそば&除夜の鐘

大晦日の夜は、年越しそばが定番。夕食のときに食べる家もあれば、夕食に寿司やかに、すきやきなどのごちそうを食べたあと、除夜の鐘を聞きながら食べる家もある。除夜の鐘とは、31日の23時過ぎから1日の0時過ぎにかけて、各地のお寺で鳴らす大きな鐘のこと。鐘の音の数は108回といわれ、この数は人間の108個の煩悩を祓うためという、仏教の考えからきている。TV中継もされるので、家の近くにお寺がなくても大丈夫。

 

1/1〜 元旦

日本の正月は毎年1月1日。1〜3日は三が日と呼び、休業となる会社やお店も多い。お正月の期間である「松の内」は、東京の近くは1月7日まで、大阪の近くは15日までと、地域によって違いがある。正月飾りは、松の内の最後の日にはずす。

お正月の朝

「あけましておめでとうございます」という挨拶で、新年がスタート。元旦の日は、朝から昼にかけてゆっくりとおせちやお雑煮をいただく。普段遠くで暮らしている実家へ里帰りしたり、親戚同士で集まったり、家族で過ごす人が多い。着物を着る人もいるが、普段着の人も多い。

初詣

一年の最初に神社に行き、一年の無事と幸福をお祈りする。31日の夜に出発し、0時に日付が変わってすぐお参りをする人もいれば、1日の午後以降にのんびり行く人もいる。この時期の神社はどこも人がいっぱいで、浅草や京都の人気の神社は長蛇の列になる。お参りのときのお賽銭は、5円玉(語呂合わせで「ご縁」という意味)が縁起がいいといわれている。

お年玉

大人から子どもに渡す、お正月のお小遣い。子どもはとても楽しみにしているが、親戚に子どもが多い大人はかなり出費する。いろいろな模様やキャラクターがついたぽち袋と呼ばれるかわいい袋であげれば、子どもたちも大喜び。

 

PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI CỦA NGƯỜI NHẬT- 日本のお正月、どんなことをするの?

Người Nhật đón Tết bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 dương lịch. Tết ở Nhật thể hiện rõ nét những tinh hoa văn hóa của quốc gia và cho đến bây giờ vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đặc sắc từ thời xa xưa. Từ những món ăn cho đến các hoạt động ngày Tết, tất cả đều mang ý nghĩa sâu xa và thú vị. 

Trước ngày 31/12 và Omisoka

Omisoka là từ người Nhật dùng để chỉ ngày 31/12. Tháng 12 lúc nào cũng rất tất bật với các công đoạn chuẩn bị đón năm mới. Ở các chợ và cửa hàng, người người sắm sửa đồ Tết. Trong nhà, cả gia đình cùng nhau tổng vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị Osechi và trang hoàng cho ngôi nhà.

Osouji - Đợt tổng vệ sinh

Để chào đón các vị thần năm mới đến nhà, nhà cửa phải được vệ sinh sạch sẽ. Ngày xưa, người Nhật thường bắt đầu đợt tổng vệ sinh vào ngày 13/12, còn được gọi là ngày “Susuharai”, nhưng dạo gần đây có nhiều gia đình đợi đến gần ngày 31 mới lên kế hoạch dọn dẹp. Hiện nay, các Thần điện, chùa chiền vẫn tổ chức các buổi lễ Susuharai linh thiêng vào ngày 13.

Trang trí ngày Tết

Sau đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa, tốt nhất là ngày vào 28 hoặc 30. Bởi vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức “Hai lần nỗi đau”, và sẽ rất thất lễ nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát với ngày Tết, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào 2 ngày này.

 

Kagamimochi: Mâm bánh dày - Mochi cùng một quả quýt Nhật - Mikan bên trên.Đây là nơi các vị thần trú lại khi đến thăm nhà, được đặt ở nơi trang trọng và xinh đẹp nhất của ngôi nhà.

Kadomatsu: Gồm cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo, được xem là dấu hiệu của Thần linh. Người Nhật trang trí Kadomatsu ngay trước nhà và sử dụng các loài cây mang ý nghĩa phúc lành như thông, tre…

Shimekazari: được trang trí ngay lối vào nhà và bàn thờ, nhằm thể hiện ngôi nhà là nơi linh thiêng và có tác dụng trừ tà.

Nengajo - Thiệp chúc Tết

Thiệp chúc Tết cũng được chuẩn bị xong vào tháng 12. Những tấm bưu thiếp Nengajo có vẽ hình 12 con giáp hoặc in ảnh gia đình, kèm với lời chúc Tết sẽ được gửi đến nhà người thân và những người đã giúp đỡ mình. Gần đây xu hướng gửi thiệp điện tử qua email hay mạng xã hội tăng lên làm số lượng bưu thiếp giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, một tấm thiệp viết tay bao giờ cũng đem đến cảm giác ấm áp và khiến cho người nhận hân hoan hơn. Những gia đình có tang sẽ không nhận và không gửi tấm Nengajo nào trong vòng 1 năm, trường hợp này được gọi là “Mochu”.

Toshikoshi soba và Joya no Kane

Ăn mì trường thọ - Toshikoshi Soba - là một đặc trưng vào đêm Omisoka. Có nhà ăn mì trường thọ trong bữa tối, nhưng cũng có nhà sau khi dùng bữa tối với Sushi, cua hay lẩu Sukiyaki mới thưởng thức Toshikoshi Soba trong tiếng chuông giao thừa - Joya no Kane. Các ngôi chùa ở mỗi địa phương sẽ gióng lên 108 tiếng chuông thánh thót - tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo cách nghĩ của Phật giáo, từ lúc vừa qua 23 giờ ngày 31, kéo dài đến 0 giờ ngày hôm sau. Các đài truyền hình đều phát sóng sự kiện này nên nếu gần nhà không có ngôi chùa nào, bạn vẫn có thể lắng nghe thời khắc này.

 

 

Từ ngày 1/1 - Gantan

Ngày 1/1 được gọi là “Gantan” và là ngày bắt đầu năm mới ở Nhật. Từ ngày 1 đến ngày 3 được gọi là “San ga Nichi” và là ngày nghỉ Tết của nhiều công ty, cửa hàng. Tùy vào từng địa phương mà thời gian kéo dài ngày Tết - còn được gọi là “Matsu no Uchi” - là khác nhau, như Tết ở những vùng gần Tokyo kéo dài đến ngày 7/1, còn những vùng gần Osaka kéo dài đến ngày 15/1. Vật trang trí ngày Tết sẽ được tháo xuống vào ngày cuối cùng của Matsu no Uchi.

“Akemashite omedetou gozaimasu” 

Đây là câu chúc mừng năm mới trong tiếng Nhật. Vào sang ngày Gantan, người Nhật sẽ thong thả thưởng thức OsechiOzouni. Sau đó, mọi người sẽ cùng về quê thăm gia đình hoặc họp mặt người thân. Kimono thường được mặc trong dịp này nhưng cũng có nhiều người mặc trang phục thường ngày.

 

Hatsumoude

Đây là chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong một năm để cầu mong sự bình an và hạnh phúc cho năm đó. Có nhiều người khởi hành từ tối hôm 31 và viếng Thần điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, Thần điện nào cũng đông đúc, nhất là những Thần điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto, các đoàn người xếp thành hàng dài nối đuôi nhau vào điện Thần. Tiền dâng hương thường là đồng 5 yên, vì phát âm là “Go en”, đồng âm với chữ “Duyên” hay “May mắn”.

 

Otoshidama

Đây là tiền lì xì mà người lớn hay cho trẻ nhỏ. Trẻ em rất háo hức với khoản Otoshidama mình sẽ nhận, những gia đình đông con cháu chắc chắn sẽ phải chi một khoản lì xì đáng kể. Nếu tiền lì xì được đựng trong Pochibukuro - phong bao lì xì rất dễ thương với có nhiều hoa văn và hình nhân vật hoạt hình - chắc chắn sẽ làm đám trẻ con thích thú.

 

 

 

Liên hệ

ĐỊA CHỈ:
TRỤ SỞ CHÍNH
- 26 Thi Sách, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
VĂN PHÒNG TƯ VẤN
- 405/6/7 Thống Nhất, Phường 11, Quận Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0969 580 538 - Email : [email protected]

Liên hệ với CPA

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Nội dung(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay